Đến Tam Hải Quảng Nam để cảm nhận vẻ đẹp hiền hòa của biển cả và con người nơi ba mặt giáp biển, để chiêm ngưỡng ghềnh đá bàn than kỳ vĩ, hút du khách.
Mảnh đất miền Trung khô cằn, đất cày lên sỏi đá. Nơi mà mỗi khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến những thiên tai bão lụt luôn phải chịu đựng nhiều hơn hai nửa bờ còn lại. Ấy vậy mà nơi đây được thiên nhiên phú cho những cảnh đẹp mà ai cũng phải trầm trồ. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất này, đừng quên đặt chân lên xứ Quảng Nam. Rồi tạt qua đảo Hải Nam – một hòn đảo hoang sơ nhưng xinh đẹp vô ngần của xứ này.
Đảo Tam Hải nằm cách thành phố Tam Kỳ 40km về phía đông nam. Toàn bộ khu vực xã đảo được cánh tay che chở của dòng Trường Giang hiền hòa. Chính vì vậy cuộc sống của người dân nơi đây có cuộc sống biệt lập nhưng êm đềm so với những xô bồ bên ngoài.
Tam Hải đẹp bình dị và thầm lặng như tính cách những người con của biển. Cũng có những lúc ồ ạt dữ dội khi gió biển về. Nhưng toát lên từ mọi thứ nơi này sao mà điềm tĩnh lạ thường.
Nét chấm phá cho xã đảo hoang sơ này bớt phần đơn điệu có lẽ là những rặng dừa chẳng biết có từ khi nào. Thân thẳng tấp đêm ngày vi vu cùng những ngọn gió biển.
Đặc chân lên Tam Hải như chạm khẽ khàng nhấc mình rồi khỏi đất liền ngoài kia. Vì nơi đây có một mặt giáp sông còn lại ba mặt kia đều là sự chiếm ưu thế của biển. Tên gọi Tam Hải có lẽ xuất phát từ đại thế đặc biệt này. Bởi lẽ đó mà Tam Hải được người ta đón nhận như một nơi để gột rửa phiền muộn. Là nơi yên bình giữa muôn ngàn sóng gió cuộc đời.
Để khám phá Tam Hải bạn phải ngồi trên thuyền máy ở Tam Tiến nói người chở đưa bạn lên hướng bắc hoặc dọc theo Quốc Lộ 1. Từ đây rẽ về phía biển rồi qua một con phà là đã có thể đến với nơi này.
Tam Hải còn khiến người ta cuồng chân bởi ghềnh Bàn Than. Nơi đây có những bàn đá đen trải dài do hoạt động xâm thực lâu ngày của thiên nhiên. Bàn tay đầy khéo léo của nước, gió và đất trời đã nhào nặn nên những hốc đá có hình thù kỳ lạ. Mỗi khối đá nhưng một tác phẩm điêu khắc giày công mà khó có họa sĩ nào có thể “đồ” theo được.
Cách Bàn Than không xa là những đảo nhỏ với sự hiện diện của các rạn san hô đẹp mê lòng người. Nếu có ý định đến đây nhớ ghi ngay những hòn đảo: Hòn Mang, Hòn Đá Chìm, Hòn Dứa…nhé.
Cũng đừng quên ghé thăm Cửa Lở, nơi từng ghi dấu của vua Hồng Đức. Hoặc dạo bước tới góc biển An Hoà yên bình như cái tên nó đang mang.
Tam Hải không biết cách quyến rũ người khác nhất là các dịch vụ về du lịch. Điều này cũng không lạ gì khi từ tận sâu trong lòng, Tam Hải là một nơi thu hút người ta bởi sự mộc mạc và chân thành sẵn có mà thôi. Người dân Tam Hải thân thuộc, gắn bó với nhau đến nỗi cứ ngỡ họ là một cộng đồng cùng chung phả hệ đang sinh sống cùng nhau.
Thương nhau là vậy nhưng với du khách tình cảm đó cũng không khác là bao. Những trái dừa được hào phóng đem ra mời khách như thứ nước mát ngọt nhất mà Tam Hải sở hữu.
Đặc biệt khái niệm về tệ nạn xã hội gần như không tồn tại nên du khách có thể yên tâm tận hưởng một chuyến du lịch mà không cần phải lo ngại về nạn trộm cắp.
Ngày rời Tam Hải, nhớ làm sao những buổi ngắm bình minh trên những bãi bồi. Cảm tưởng như mình đang lạc vào xứ sở thần tiên nào đó. Hoặc những buổi chợt nổi máu dậy sớm ra đón những mẻ cá mới tinh từ biển về.
Nghề sống với biển cũng chập chùng và lênh đênh như những con sóng có hôm kéo được mẻ lưới nặng trích tay. Nhưng cũng có hôm những mẻ lưới như đánh đó lòng kiên nhẫn của ngư dân. Vậy mà tuyệt nhiên họ không nản lòng và chưa bao giờ buồn phiền vì điều đó có lẽ vì tình yêu với biển quá lớn nên cứ thích bồng bềnh cùng những mẻ lưới.
Rồi du khách cũng sẽ lại yêu biển, yêu Tam Hải, yêu cả con người cũng chẳng vì điều gì chỉ là yêu vậy thôi.
Gửi phản hồi